THỨ 2 - THỨ 7: 08:00 - 17:00
Gỗ veneer từ lâu đã trở thành vật liệu quen thuộc trong không gian sống của mỗi gia đình. Người Việt đặc biệt thích vẻ đẹp đơn giản nhưng rất tinh tế của đường vân gỗ. Tuy nhiê, nội thất gỗ thật 100% thường có giá không hề rẻ. Nhất là những loại gỗ tốt, lâu năm như gụ, trắc, trầm hương, xoan đào… Dành cho nhóm khách hàng muốn tiết kiệm ngân sách nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ của nội thất, gỗ veneer ra đời. Veneer là lớp gỗ tự nhiên được “lạng” mỏng. Độ dày của lớp này có thế thay đổi từ 1 Rem đến 3 Ly.
Quy trình thường tuân theo những bước sau:
Bước 1: Gỗ tự nhiên muốn làm thành veneer cần được xử lí loại bỏ cành, vỏ. Luộc gỗ và ngân tẩm để gõ ra hết nhựa. Nhựa có thể làm ảnh hưởng đến độ bền của gỗ nên đây là khâu khá quan trọng trong quy trình làm gỗ veneer.
Bước 2: Dùng máy dát mỏng gỗ tiêu chuẩn. Mỗi miếng gỗ có độ dài hơn 3m và sẽ được lạng dày tiêu chuẩn 3 ly. Nếu gỗ bị lạng quá mỏng hay không đều, tấm veneer sẽ dễ bị rách hoặc dẫn đến lỗi khi thi công.
Bước 3: Những tấm gỗ được lạng ra sẽ được xếp thành chồng để đưa vào máy sấy công nghiêp. Không giống như nhiều người vẫn nghĩ, gỗ veneer phải tránh bị phơi nắng vì rất dễ bị cong, giòn hoặc nứt nẻ. Nhiệt độ sấy veneer không nên quá cao vì cần có thời gian để làm khô từ từ những miếng gỗ này.
Bước 4: Dùng máy lăn keo dán các tấm veneer lên các cốt gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF… Thành phẩm có vân gỗ tạo cảm giác như gỗ thật nhờ lớp gỗ veneer.
Bước 5: Ván gỗ được dán lớp veneer sẽ được đưa vào máy ép nhiệt. Thời gian lý tưởng là khoảng 5 phút, giữ nhiệt độ dưới 60 độ C.
Bước 6: Bề mặt của ván gỗ sau đó sẽ được chà nhám, xử lý các góc cạnh cho hoàn thiện. Ngoài ra, có thể có thêm lớp sơn phủ chống ẩm, chống trầy xước…
Bước 7: Mỗi ván gỗ đều phải được kiểm tra chất lượng, đạt yêu cầu mới có thể tin dùng trong thi công hay đảm bảo không dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài việc phân loại bằng độ dày thì chúng ta có thể phân loại chúng theo loại gỗ. Nếu phân loại gỗ veneer bằng độ dày, veneer có loại 1 rem đến 3 ly. Mỗi loại sẽ cho ra sản phẩm ván gỗ khác nhau đồng thời giá thành cũng rất khác. Nhược điểm của veneer quá mỏng là dễ bị trầy xước, bong tróc. Vì vậy, bạn nên cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ khi chọn nội thất gỗ veneer.
Dựa theo loại gỗ, veneer cũng được phân loại thành veneer gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ xoan đào hay gỗ sồi. Mỗi loại đều có màu sắc và vân gỗ khác nhau. Giá thành vì vậy mà cũng khá khác biệt.
Gỗ veneer được dùng cho nội thất nhiều hơn là ngoại thất. Vì điều kiện thời tiết, nắng nóng hay mưa ẩm đều dễ khiến gỗ veneer bị bong tróc.
Gỗ veneer có mặt trong rất nhiều nội thất có kích thước lớn trong nhà như tủ quần áo, kệ giày, kệ tivi… Ván gỗ dùng cho những nội thất này sẽ dày mỏng tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi gia chủ. Tuy nhiên, nếu gỗ có khả năng chịu lực kém, veneer mỏng sẽ dễ bị nứt các rãnh đinh vít bắt vào nội thất.
Ngoài ra, loại gỗ này còn được dùng làm cửa gỗ. Cửa gỗ mang đến vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng cho ngôi nhà
Giường ngủ là món đồ nội thất không thể thiếu trong không gian phòng ngủ, lựa chọn giường ngủ phù…
Những mẫu nhà 1 trệt 1 lầu 5×15 nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi đây là mẫu nhà…
Nếu bạn đang tìm mua đồ nội thất cho ngôi nhà của mình thì điều quan trọng là phải tìm…
Dự án căn hộ The Horizon Phú Mỹ Hưng tọa lạc ngay tại trung tâm dịch vụ quốc tế The…
Soho Residence là một dự án trọng điểm sở hữu vị trí đắc địa ngay tại trung tâm quận 1,…
Stella Residence là dự án căn hộ cao cấp do Tập đoàn KITA Group đầu tư và phát triển, với…