THỨ 2 - THỨ 7: 08:00 - 17:00
Với nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, tính cạnh tranh trong công việc ngày càng lớn và mật độ ngày càng chật hẹp. Một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng và tiện nghi theo phong cách tối giản trở thành điều mà mọi người mơ ước.
Hiểu được điều này, phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất ra đời làm nên điều kỳ diệu. Hãy cùng ICON khám phá phong cách thiết kế Minimalism là gì? Và những đặc trưng riêng của chủ nghĩa tối giản này nhé!
NỘI DUNG
Nguồn gốc của xu hướng thiết kế không gian tối giản bắt rễ từ sự cô đọng của chủ nghĩa hiện đại, kết hợp với chủ nghĩa hậu hiện đại. Phong cách mang màu sắc hoàn toàn mới của thời kỳ đương đại.
Chủ nghĩa tối giản được bắt nguồn từ một phong cách nghệ thuật vào những năm 1960. Đây là khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật về thị giác và âm nhạc mà các tác giả được tối giản về các yêu cầu cần có. Chủ nghĩa này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất ứng dụng sự đơn giản và tinh tế của nó vào hạng mục nhà ở khá nhiều.
Chủ nghĩa tối giản minimalism là giữ cho một không gian đơn giản, gọn gàng và làm nổi bật các đường nét trong không gian trở nên cuốn hút. Đồ nội thất mộc mạc đầy đủ công năng và xây dựng giải pháp tăng ánh sáng tự nhiên mang đến sự nhẹ nhàng, thư thái.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nghệ thuật phương Tây bước sang trang mới. Nó thể hiện ở tác phẩm hội họa của họa sĩ Mark Rothko. Tác phẩm được đánh giá đỉnh cao khơi nguồn cho chủ nghĩa Minimalism của nghệ thuật thị giác. Dần dần, những tác phẩm âm nhạc cũng bị tác động và có sự lặp lại của các tác giả, nghệ sĩ Terry Riley, Philip Glass hay Steve Reich.
Kể từ đó, ý nghĩa của Minimalism được lan rộng. Cho đến khi kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969), người được biết đến như cha đẻ của phong cách tối giản. Ông là một trong những bậc thầy của nền kiến trúc hiện đại thế giới. Với phong cách này trong nội thất, kiến trúc tối giản, bố cục và nội dung đối lập với nhau theo nguyên tắc “Less is more”.
Nguyên tắc này một lần nữa khẳng định sự giản dị, tinh tế, rút gọn mọi thức xuống thành những điều cơ bản và loại bỏ những chi tiết thừa. Minimalism tối giản đơn sắc nhưng vẫn sang trọng và được thị trường ưa chuộng. Có thể hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể.
Ở phương Đông, kiến trúc tối giản Nhật Bản được coi là đất nước tiên phong cách thiết kế này. Tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình nghệ thuật của Tadao Ando là sự giao hoà của kiến trúc Minimalism và thiên nhiên. Mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo. Bảo tàng nghệ thuật hiện đại – Kts. Tadao Ando.
Lĩnh vực kiến trúc bị ảnh hưởng của phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalism) hướng đến giá trị không gian. Nó xác định chính không gian tạo nên cảm xúc chứ không phải là đồ nội thất hay trang trí đẹp. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí đẹp mặt được hạn chế. Thay vào đó, ánh sáng và các đường nét hình học lại được chú trọng trở thành yếu tố thẩm mỹ qua thị giác.
Bên cạnh kiến trúc Minimalism, nội thất cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm cũng như thiết kế nội thất của Nhật Bản. Đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết lý “Less is more”. Việc trang trí nội thất căn nhà phong cách Minimalism hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu bên dưới.
Đi ngược lại với các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang trí phức tạp. Phong cách này hướng đến việc loại các vật dụng thừa thãi nhằm giữ một không gian hoàn hảo.
Phong cách tối giản trong căn hộ tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất với những đường thẳng, hình khối đơn giản, tinh tế. Việc loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian. Sự đa dạng trong cái thống nhất, đó chính là nguyên tắc cao nhất trong cái đẹp.
Mệnh danh là phong cách bảo toàn không gian trống ban đầu, Minimalism hạn chế phô diễn các chi tiết trong một không gian. Để hiển thị không gian một cách rõ ràng với ít đồ nội thất, thiết kế kết hợp hài hòa giữa những món đồ trang trí và đường nét thiết kế đơn giản.
Các mặt phẳng màu sáng như các bức tường, trần nhà và sàn hạn chế các họa tiết rườm rà. Phong cách này đi ngược lại với cách trang trí nội thất truyền thống cổ điển. Những vật dụng mang ý nghĩa công năng được chú trọng sử dụng. Tối giản đến mức tối đa để tận hưởng không gian một cách triệt để.
Muốn tạo ra một không gian tối giản, yếu tố cơ bản cần phải đạt là màu sắc. Quy tắc về màu sắc của không gian tối giản chính là màu tạo cảm giác dịu nhẹ. Màu tôn không gian thật mới mẻ và sở hữu được sự thanh bình. Tuy nhiên, gia chủ hãy cẩn thận tránh thiết kế nội thất nhà đẹp quá lạnh lẽo và nhàm chán. Nếu quá làm dụng vào các quy tắc màu sắc này thì hiệu ứng của nó sẽ hoàn toàn ngược lại.
Đương nhiên, nội thất phòng khách tối giản có màu sơn tông trắng sẽ là sự chọn lựa ưu tiên của các gia chủ. Nhưng hãy phối hợp thêm chút màu vàng. Nó sẽ tạo cho căn hộ sơn màu trắng hoặc màu kem trông ấm hơn. Tông xanh làm cũng thường được pha trộn tăng hiệu ứng không gian. Những màu sơn nhà đẹp này giúp căn phòng cân bằng hơn.
Một không gian có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ trông ấm hơn. Vì vậy, thiết kế nội phong cách tối giản nên tạo không gian mở với những cửa sổ lớn. Khi ánh sáng tự nhiên kết hợp với các loại đèn chiếu sáng như Led trông ấn tượng và đặc sắc hơn.
Ngoài ra, các nhà thiết kế nội thất chú trọng sử dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp chọn đặt vị trí đồ nội thất tạo nên các bóng đổ ấn tượng. Chúng tạo nên những điểm nhấn riêng biệt hiếm có có thể biểu diễn một cấu trúc, một hình dáng hay một thành phần mang tính nghệ thuật cao. Gia chủ có thể ứng dụng quy tắc này cho rèm cửa, bình phong hoặc một tán cây bên ngoài.
Nội thất phòng khách tối giản Minimalism trong tông màu trung tính có đôi phần đơn điệu, nhưng với một vài mẹo sử dụng vật liệu sẽ khắc phục nhược điểm này. Vật liệu tối giản thường được sử dụng như chất liệu vải, thảm lông, đồ trang trí bằng chất liệu nhung, đan xen thêm chất liệu kim loại sẽ giúp ngôi nhà tăng thêm nhiệt độ. Tất cả giúp tạo điểm nhấn cho căn phòng vơi bớt phần đơn điệu.
Thông thường, không quá ba màu trong không gian nội thất của căn nhà theo phong cách Minimalism: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Màu sắc trang trí bị hạn chế nên ánh sáng là thành phần chủ đạo tạo nên giá trị thẩm mỹ cho căn hộ. Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian.
Các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng được sử dụng ở mức độ tối giản. Nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng của gia chủ. Bàn ghế có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại. Các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Không chỉ là nơi để ngồi mà bàn ghế còn được xem là những tác phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian.
Tất cả chúng ta đều mong muốn cảm thấy thoải mái thư giãn khi trở về nhà. Tuy nhiên, đôi khi trở về nhà với ngổn ngang đồ đạc sau một ngày làm việc cũng có thể làm bạn chán chường với chính nơi ở của mình. Một ngôi nhà được coi là chỗ ở khi bạn có thể thư giãn và thoát khỏi thế giới bên ngoài.
Minimalism không đơn giản là phong cách thiết kế nội thất mà còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết. Phong cách này thật sự thích hợp với những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng. Như câu nói của Platon, nhà triết học Hy lạp cổ đại: “ Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản”.
Thiết kế nội thất phòng khách phong cách Minimalism thường sử dụng các màu trung tính và nội thất chất lượng. Chính vì vậy mà phong cách này phù hợp với rất nhiều đối tượng. Những người trẻ tuổi thích không gian tối giản bởi sự tiện nghi, thoải mái của nó.
Những gia đình lại thích phong cách này vì phù hợp với sinh hoạt thường ngày. Giảm bớt công việc dọn dẹp và dễ dàng chăm sóc nhà cửa. Ngoài ra không gian tối giản còn có thể mang đến cảm giác tĩnh dưỡng, thư giãn, có ích cho tinh thần của những thành viên trong gia đình hơn.
Là người đam mê và theo đuổi phong cách tối giản, gia chủ có thể lược bỏ đi những vật dụng trong không gian sống của mình mà vẫn không làm mất đi bản chất ban đầu và ý nghĩa. Vậy làm sao để sở hữu được căn hộ tối giản nhất? ICON INTERIOR chia sẻ những mẹo giúp không gian trở nên minimalism nhất, cùng chúng tôi tham khảo nhé!
Tất cả những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng khách tối giản trên đây sẽ giúp bạn giải quyết sự lộn xộn hiện tại trong căn hộ của bạn. Nếu bạn chưa tìm hiểu chi phí thiết kế và thi công nội thất phong cách Minimalism, hãy tìm hiểu cùng chúng tôi ngay sau đây.
Tối giản thường hay bị đánh đồng với đơn điệu. Thiết kế nội thất theo phong cách hiện đại tối giản đề cao việc có ít nội thất trong cùng một không gian đã tạo nên những hiểu lầm về mức đầu tư cho nó.
Với những căn hộ tầm trung, diện tích hạn chế, thiết kế phong cách tối giản giúp tiết kiệm được tiền và thời gian đầu tư. Những căn hộ có diện tích lớn hơn thì sẽ cần càng nhiều kỹ thuật để giúp thiết kế không bị đơn điệu quá mức, lãng phí không gian nhà.
Nói cách khác, thiết kế không gian tối giản đòi hỏi một “bản kế hoạch” chi tiết và đúng đắn hơn bạn nghĩ.
Mỗi món đồ nội thất được chọn lựa đều phải đạt chất lượng, có thẩm mỹ và đủ sức hút trên một phông nền “tĩnh”. Mức đầu tư cho những nội thất như vậy có thể sẽ không thấp, và đặc biệt mất thời gian chọn lựa.
Tuy vậy, phong cách Minimalism cũng có ưu điểm khác. Nếu cần thay đổi, ví dụ như chuyển thành phòng bé hay thay đổi phong cách toàn bộ ngôi nhà. Phong cách nội thất tối giản cũng sẽ ít gây cản trở hơn hơn các phong cách khác.
Mỗi công ty thiết kế và thi công nội thất đều có triết lý làm việc riêng. Những thiết kế của ICON luôn là sự hội tụ của nhiều yếu tố: xu hướng, kinh nghiệm, cảm xúc… ICON đặc biệt quan trọng yếu tố tiện nghi và tạo cảm giác thân thiện, ấm cúng cho mỗi căn phòng.
Những xu hướng như sơn beton, giấy dán tường cũng góp phần giúp cho phong cách Minimalism. Bạn cũng đừng quên tận dụng tối đa nội thất gỗ, nguồn gốc tự nhiên. Nội thất gỗ dành cho phong cách Minimalism tối giản ít khi được sơn hay trang trí cầu kì. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. ICON tìm tòi và sáng tạo để phù hợp với nguyên tắc tối giản của phong cách này.
>> Xem thêm: Thiết kế nội thất theo phong cách tối giản để áp dụng ngay cho tổ ấm của bạn!
Với tất cả những thông tin về phong cách Minimalism, ICON hy vọng có thể tiếp thêm ý tưởng thiết kế nội thất cho không gian sống của bạn hoàn hảo hơn. Đừng ngại chia sẻ cảm xúc và bình luận bên dưới cùng chúng tôi nhé!
Đăng ký tại đây để được tư vấn và nhận báo thiết kế thi công nội thất cao cấp chuyên nghiệp từ Nhà thiết kế nội thất ICON!
[Đọc thêm]
– Các phong cách thiết kế nội thất được yêu thích – Cập nhật ngay kẻo lỡ!!
– Nội thất gỗ Walnut: “VŨ KHÍ” NÂNG TẦM CĂN HỘ CỦA BẠN
– Góc thư giãn ngoài trời hoàn hảo: Gợi ý thiết kế ban công đẹp
Giường ngủ là món đồ nội thất không thể thiếu trong không gian phòng ngủ, lựa chọn giường ngủ phù…
Những mẫu nhà 1 trệt 1 lầu 5×15 nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi đây là mẫu nhà…
Nếu bạn đang tìm mua đồ nội thất cho ngôi nhà của mình thì điều quan trọng là phải tìm…
Dự án căn hộ The Horizon Phú Mỹ Hưng tọa lạc ngay tại trung tâm dịch vụ quốc tế The…
Soho Residence là một dự án trọng điểm sở hữu vị trí đắc địa ngay tại trung tâm quận 1,…
Stella Residence là dự án căn hộ cao cấp do Tập đoàn KITA Group đầu tư và phát triển, với…
Bình luận
Bạn quan tâm tới dự án